Thuyết âm mưu trong việc dự báo kinh tế-chính trị toàn cầu năm 2014 – 2018 (Phần 2)

một chút thú vị trong cuộc sống, cóp nhặt về chia sẻ cho mọi người :D
Phần 2: Chính trị thế giới 2014-2018

I.       Chính trị thế giới
Hoa Kỳ:
Nhiệm kỳ Tổng Thống Obama (2013 – 2016)
Tổng thống Hoa Kỳ là người làm cho nước Mỹ giữ được cường quốc số 1 dẫn dắt toàn cầu.
Điều kiện để các ông trùm (nhóm tạo ra FED, sáng lập ra các công ty sản xuất vũ khí) chọn Tổng Thống: mang lại lợi nhuận tối ưu nhất cho họ và vì một nước Mỹ siêu cường số 1 toàn cầu.
Vì mục tiêu của các ông trùm trong từng thời điểm mà họ chọn Tổng Thống là thuộc Đảng Cộng Hòa hay Dân Chủ. Chẳng hạn, khi họ muốn tạo ra khủng hoảng kinh tế, gây chiến tranh để bán vũ khí họ chọn Tổng Thống là Đảng Cộng Hòa (ủng hộ 1% giàu có) hoặc khi họ muốn phát triển kinh tế nước Mỹ sau khủng hoảng, muốn làm êm dịu thế giới bằng sức mạnh mềm họ chọn Tổng Thống là Đang Dân Chủ (vì cộng đồng người nghèo).
Suy ra, năm 2013-2016 các công trùm chọn Obama thuộc Đảng Dân Chủ làm Tổng Thống tức muốn Obama thực hiện chính sách phát triển kinh tế Hòa Kỳ, dùng sức mạnh mềm của Obam để xoa dịu thế giới theo quỹ đạo của Mỹ, hạn chế xung đột vũ trang. Điều này cho chúng ta dự báo trong nhiệm kỳ Obama sẽ không xảy ra chiến tranh giữa các nước ở Châu Á (đặc biệt Nhật – Trung).
Chiến tranh nếu có xảy ra thì vào nhiệm kỳ Tổng Thống thuộc Đảng Cộng Hòa (2017 – 2020)
Trong bản thông điệp gửi Quốc hội Mỹ đầu tháng 2.2014, Tổng thống Obama đã tuyên bố các chiến lược như sau: hướng tập trung những nỗ lực chính vào chính sách kinh tế trong nước và khu vực Trung Đông, ít nói tới chính sách “trở lại Châu Á” của Mỹ.
Tổng thống Obama tuyên bố rằng từ giờ trở đi, Trung Quốc không còn là đất nước số 1 nên được đầu tư. Theo tuyên bố của ông Obama, đất nước đó phải là Hoa Kỳ.
Barack Obama tập trung vào Trung Đông, mà theo ý kiến của ông, là “một chiến thắng ngoại giao” của Mỹ. Ông đề cập đến Syria, đến việc rút quân khỏi Afghanistan...v.v
Nhiều khả năng là những hoạt động trong tương lai của Mỹ ở khu vực châu Á Thái Bình Dương sẽ mang tính chất tổng hợp về kinh tế, quân sự, ngoại giao, pháp lý quốc tế... Áp dụng chiến tranh tâm lý như thuở đối đầu với Liên Xô nhưng lần này, họ sẽ gieo rắc vào đầu các dân tộc châu Á sự sợ hãi trước nguy cơ đe dọa kinh hoàng của Trung Quốc.
Chi phí quân sự:
Mỹ tiếp tục giảm nhanh các chi phí quân sự - từ 664 tỷ USD trong năm 2012 xuống còn 582 tỷ USD trong năm 2013 và sẽ xuống còn 575 tỷ USD trong năm 2014; 535 tỷ USD trong năm 2015.
Chi tiêu quân sự lớn nhất thế giới, chiếm 39% tổng chi phí quân sự toàn cầu và tương đương 4,4% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Các lực lượng vũ trang của quân đội Mỹ được chia thành 5 binh chủng gồm Bộ binh, Hải quân, Không quân, Thủy quân lục chiến và Cảnh sát biển
Trung Quốc
Nhiệm kỳ Chủ Tịch Tập Cận Bình 5 năm (15-11-2012 đến 15-11-2017)
Tổng bí thư mới của Trung Quốc có một gia thế hoàn hảo, với danh tiếng của cha ông, cựu phó thủ tướng Tập Trọng Huân, người đi đầu trong phong trào cải cách kinh tế ở Trung Quốc, cùng nhiều năm liền tích lũy kinh nghiệm lãnh đạo và làm kinh tế ở các tỉnh thành lân cận Bắc Kinh.
Chiến lược đối ngoại mới của Trung Quốc sẽ tập trung vào 3 khu vực: một là “Con đường tơ lụa mới” bao gồm các quốc gia Trung Á, hai là con đường tơ lụa trên biển" ở Đông Nam Á và cuối cùng là tạo ra “hành lang kinh tế” kết nối Myanmar, Bangladesh và Ấn Độ với Trung Quốc.
3 thách thức lớn với Tập Cận Bình:
Thách thức lớn đầu tiên là việc thực thi chương trình cải cách kinh tế. Ông Tập phải chuyển đổi những cam kết thành chính sách và những chính sách đưa ra phải cụ thể, tạo ra kết quả mang tính định lượng. Điều này có nghĩa Trung Quốc sẽ bắt đầu năm mới với việc thực thi những cải cách mà chỉ đòi hỏi biện pháp mang tính hành chính, như việc cấp giấy phép hoạt động cho lĩnh vực ngân hàng tư nhân, tăng tính cạnh tranh qua việc gỡ bỏ rào cản để các doanh nghiệp tư nhân có thể tham gia thị trường ngân hàng, tự do hóa tỷ lệ lãi suất và trao đổi tiền tệ, và mở rộng quyền cư trú cho lao động nhập cư tới các thành phố nhỏ và thị trấn.
Thách thức lớn thứ hai là duy trì được sự ủng hộ cao của quần chúng với cuộc chiến chống tham nhũng đầy cam go. Trong trường hợp không thu hút được sự ủng hộ từ quần chúng với các kế hoạch cải cách, phương tiện duy nhất ép buộc bộ máy chính trị phải thực thi chương trình hành động của ông là cảnh báo về việc sẽ đưa ra điều tra và truy tố về tham nhũng.
Thách thức thứ ba là tránh một cuộc xung đột không cần thiết với Nhật Bản. Trung Quốc vừa mới tuyên bố về Vùng Nhận diện phòng không (ADIZ) bao trùm lên cả nhóm đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku, sau đó là chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tới ngôi đền tranh cãi Yasukuni, khiến cho mối quan hệ song phương, hiện đã ở mức thấp nhất trong vòng 40 năm qua, sẽ tiếp tục trở nên tồi tệ hơn.
Chi phí cho quân sự tăng:
Tạp chí IHS Jane’s, chuyên phân tích và tư vấn công nghiệp quốc phòng, gần đây công bố số liệu cho thấy, trong năm 2014, Bắc Kinh có thể sẽ chi 148 tỷ USD cho ngân sách quốc phòng. Báo cáo này cũng dự đoán đến năm 2024, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc sẽ lớn hơn toàn bộ các nước Tây Âu cộng lại.
Theo báo cáo mới nhất của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), Trung Quốc dẫn đầu cuộc đua vũ trang tại châu Á trong năm 2013, với tổng chi tiêu quốc phòng lên tới 112,2 tỷ USD,  nhiều hơn Nhật Bản, Hàn Quốc, đảo Đài Loan và Việt Nam cộng lại.
Chi tiêu quân sự của Trung Quốc hiện chiếm 9,5% tổng chi phí quân sự toàn cầu, tương ứng 2% GDP.
Nhật Bản:
Tháng 9/2012, ông Shinzo Abe một lần nữa trở thành Thủ tướng Nhật Bản, sau nhiệm kỳ ngắn ngủi 2006-2007. Dấu ấn mà ông để lại trong những ngày đầu tái cầm quyền là các chính sách kích thích kinh tế hiệu quả, được giới kinh tế học mệnh danh là Abenomics.
Nhưng trong mắt ông Abe, việc khôi phục thực lực nền kinh tế chỉ là công cụ để thực hiện một mục tiêu khác. Đó là kiến thiết một nước Nhật Bản hùng mạnh hơn, tự tin hơn, sở hữu quân đội hoàn thiện và niềm tự hào quốc gia như thời kỳ Thế chiến thứ hai.
Ông Abe có lập trường cứng rắn đối với tranh chấp quần đảo Senkaku.Abe cho rằng “Trung Quốc đang thách thức một thực tế rằng quần đảo là lãnh thổ vốn có của Nhật Bản. Mục tiêu của chúng ta là phải ngăn chặn ngay những thách thức ấy”.Ông phủ nhận tội ác chiến tranh của Nhật Bản trong thế chiến 2 và việc tu chính Hiến pháp Nhật Bản để tăng quyền lực cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.
Về chính sách đối với kinh tế Nhật Bản, ông Abe có chủ trương cố gắng kết thúc sự giảm phát, nâng cao giá trị đồng yên và thúc đẩy kinh tế phát triển. Abe cam kết sẽ nới lỏng một cách "không hạn chế" chính sách tiền tệ, đồng thời tăng chi tiêu công.
Đối với điện hạt nhân, một trong những vấn đề quan trọng được người dân Nhật quan tâm, đảng Dân chủ Tự do sẽ ủng hộ việc phát triển nguồn năng lượng hạt nhân bất chấp thảm họa nhà máy điện Fukushima I năm 2011.
Chi phí quân sự:
Nhật Bản 59,3 tỷ USD chiếm 3,4% tổng chi tiêu quân sự thế giới, tương đương với 1% GDP
Trong giai đoạn từ năm 2014-2019, Nhật Bản sẽ chi cho nhu cầu quân sự tổng cộng 24,7 ngàn tỷ yen (gần 240 tỷ USD). Chính phủ Nhật dự tính tái trang bị cho Lục quân bằng cách thay thế một phần lực lượng xe tăng bằng các xe chiến đấu bánh lốp cơ động hơn. Không quân Phòng vệ Nhật sẽ nhận được 28 tiêm kích tàng hình thế hệ 5 của Mỹ F-35 Lightning II, còn số lượng tàu chiến trang bị hệ thống phòng không Aegis sẽ tăng từ 6 lên 8 chiếc.
Khu vực Châu Âu
Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 17/12/2013 đã tuyên thệ nhậm chức và có cuộc họp đầu tiên với Nội các mới, bắt đầu nhiệm kỳ Thủ tướng thứ 3 trong 4 năm tới của bà. Nhà lãnh đạo quyền lực nhất châu Âu hiện nay, Thủ tướng Đức đương nhiệm Angela Merkel sẽ là tiếng nói trọng lượng trong việc lựa chọn Chủ tịch Ủy ban châu Âu.
Năm 2014 một thế hệ lãnh đạo chính trị châu Âu sẽ rút lui. Hai nhân vật ở cấp cao nhất là Chủ tịch Hội đồng và Chủ tịch Ủy ban châu Âu, sẽ về nghỉ hưu khi kết thúc nhiệm kỳ. Thay vào đó là các nhân vật mới, sẽ được biết đến sau cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vào cuối tháng 5. Nhân sự ở cấp Cao ủy (cấp Bộ trưởng của Ủy ban châu Âu) cũng sẽ có xáo trộn lớn.
Về mặt chính trị thì đây sẽ là một năm thú vị với những người quan sát từ bên ngoài, nhưng cũng là một năm rủi ro với chính trị châu Âu. Chắc chắn sẽ có một giai đoạn không bình thường, khi người cũ bận đóng đồ xách vali về nước còn người mới đến thì chưa quen việc. Giai đoạn đó sẽ đầy rủi ro với châu Âu cả trên bình diện chính trị lẫn ngoại giao”.
Đã xuất hiện một vết rạn nứt giữa Đức, luôn muốn đưa ra các bài học và có xu hướng thu mình, và các nước phía Nam cắn răng chịu đựng các chính sách khắc khổ, chưa thấy tia hy vọng. Cuộc bầu cử nghị viện châu Âu sắp tới sẽ là cơ hội để người dân trút nỗi bực dọc. Theo đánh giá của các chuyên gia Quỹ nghiên cứu châu Âu của chúng ta (Notre Europe), các đảng phản đối sự hội nhập châu Âu có thể giành tới 25% số phiếu. Cho tới nay làn sóng dân túy đã bị đẩy lùi tại nhiều nước, nhưng ở Hy Lạp, Italy , Phần Lan, Anh, Hà Lan hay Pháp, khuynh hướng này lại có bước tiến đáng kể. Khủng hoảng kinh tế đã làm suy yếu các nền dân chủ. Chỉ cần một cuộc nổi dậy của người dân hoặc thành tích bùng nổ của một đảng dân túy cũng đủ gây mất ổn định cho một quốc gia và phát động một cơn sóng thần làm cả Khu vực đồng tiền chung euro chấn động. 
Chi phí quân sự:
Pháp: 58,9 tỷ USD, chiếm 3,4% chi tiêu quân sự toàn thế giới và tương đương với 2,3% GDP.
Đức: 45,8 tỷ USD, chiếm 2,6% tong tổng chi tiêu quân sự toàn cầu và tương đương 1,4% GDP.
Ý: 34 tỷ USD, với số tiền 34 tỷ USD, Ý xếp vị trí thứ 10 trong danh sách các quốc gia chi tiêu quốc phòng lớn nhất thế giới và chiếm 1,9% tổng mức chi tiêu quân sự toàn cầu. Số tiền này tương đương với 1,7% GDP của Ý

Dương Văn Kháng