TPP VÀ SÓNG HƯỞNG LỢI TPP SẮP TỚI?

tpp là gì

Hiệp định TPP giữa Việt Nam và 11 quốc gia khác (Australia,Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico,Newzealand, Peru, Singapore, Mỹ) dự kiến sẽ được ký kết trong thời gian tới và sẽ ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế của mỗi quốc gia trong TPP cũng như kinh tế toàn cầu khi các nước trong TPP  chiếm 40% GDP toàn cầu. Nhật Bản và Mỹ là 2 đối tác kinh tế lớn nhất của Việt Nam trong TPP


Ảnh hưởng

Tác động tới các nhóm ngành (dự kiến) trong trường hợp TPP thông qua:
• Các nhóm ngành được hưởng lợi: Dệt may, Da giầ y, Thủy sản, Gỗ, Phân phối ôtô, Khu công nghiệp, Cảng biển…
• Các nhóm ngành có thể sẽ gặp khó khăn: Mıa đường, Dược, Nông sản…
liên hệ người viết để trò chuyện về plan giải ngân và control danh mục

các nội dung quan trọng trong TPP (click)

CÁC NGÀNH ĐƯỢC HƯỞNG LỢI

Dệt may

40% giá trị hàng hóa của Việt Nam được xuất khẩu sang 11 nước trong TPP. 31% xuất khẩu chủ yếu các mặt hàng quần áo dệt may và da giầy. Việt Nam là nước xuất khẩu hàng dệt may đứng thứ hai (chỉ sau Trung Quốc) vào thị trường Mỹ và thứ ba vào thị trường Nhật.

Sản lượng ngành dệt may sẽ tăng 21% và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường Mỹ có thể đạt kỷ lục 90% vào năm 2020, dựa trên dự báo của World Bank. tăng trưởng xuất khẩu của ngành có thể ở mức 41%.

Không được hưởng thuế suất 0%, một số doanh nghiệp dệt may sẽ được hưởng lợi gián tiếp từ việc gia tăng các đơn hàng của các doanh nghiệp nước ngoài để gia công.

Các doanh nghiệp chú ý: TCM, GMC, TNG.

Thủy sản

Tại thị trường Nhật, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm, bạch tuộc, cá ngừ sẽ được hưởng lợi khi thuế nhập khẩu được giảm về 0% so với mức trung bình là 6,4%-7,2% hiện tại.

Tại thị trường Mỹ, TPP sẽ không tác động lớn đến các doanh nghiệp thủy sản do ngay cả tham gia vào TPP thì các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam vẫn phải chịu thuế chống bán phá giá rất cao. các doanh nghiệp cá tra hầu như không thể xuất khẩu sang thị trường Mỹ do không đủ bù đắp các chi phí nhiên liệu, nhân công.,… Các doanh nghiệp thủy sản niêm yết được hưởng lợi:

 • FMC: Mỹ và Nhật chiếm hơn 80% doanh thu xuất khẩu tôm, không bị ảnh hưởng từ thuế chống bán phá của Mỹ khi đang chịu thuế xuất 0%);
VHC: Mỹ chiếm gần 60% kim ngạch xuất khẩu, mức thuế chống bán phá giá là 0% tại thị trường này

Gỗ

Việt Nam là nước xuất khẩu gỗ đứng thứ 6 trên thế giới và đứng đầu ASEAN. Các thị trường xuất khẩu chính là Mỹ (37%), Nhật Bản (16%), Trung Quốc (12%), Châu Âu (12%). 80% nguyên liệu đều đang phải nhập khẩu, trong khi đó yêu cầu để được ưu đãi về thuế là tỷ lệ nội địa hóa phải đáp ứng từ 55% tổng giá trị trở lên; doanh nghiệp chỉ được phép nhập tối đa 45% nguyên vật liệu từ các nước ngoài.

Các doanh nghiệp niêm yết có thể lưu ý:

GDT: Sử dụng hoàn toàn nguồn nguyên liệu trong nước, thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm hơn 60% doanh thu xuất khẩu);
TTF: 75% nguồn nguyên liệu đến từ trong nước, thị trường Mỹ chiếm 50% doanh thu xuất khẩu trong khi thị trường Nhật chiếm 10%.

Khu công nghiệp

Hiệp định TPP nế u được ký kết được kỳ vọng sẽ thu hút nguồn vốn FDI vào các lĩnh vực như dệt may, thủy sản, gỗ, linh kiện điện tử,…. và sẽ làm gia tăng nhu cầu thuê đất tại các khu công nghiệp. Cơ hội tăng trưởng sẽ đến với các doanh nghiệp:

(1) Sở hữu quỹ đất đủ lớn để có thể tiếp tục mở rộng cho thuê;
(2) Có vị trí thuận lợi như gần sân bay, cảng biển, nguồn nguyên liệu…,
(3) Có nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn.

Có 3/5 doanh nghiệp niêm yết đáp ứng được các tiêu chí trên: KBC, ITA, LHG trong khi đó 2 doanh nghiệp D2D, SZL hiện tại tỷ lệ lấp đầy đều đã ở mức cao và không còn quỹ đất để có thể mở rộng cho thuê.

Ngành phân phối ô tô

Kim ngạch nhập khẩu ô tô từ Nhật và Mỹ chiếm khoảng 13% tổng kim ngạch nhập khẩu oto của Việt Nam.
SVC: Là 1 trong những doanh nghiệp phân phối oto lớn, chiếm 20% thị phần xe Toyota.

Ngành cảng biển, logistic:

Đây là các ngành sẽ được hưởng lợi từ nhu cầu xuất nhập khẩu tăng cao giữa khu vực Châu Á và Bắc Mỹ khi TPP được thông qua. Theo dự báo của BMI, hàng hóa thông qua các cảng biển của Việt Nam có thể duy trì tốc độ tăng trưởng từ 8%-9%

Các doanh nghiệp niêm yết có thể lưu ý: VSC, CLL

CÁC NGÀNH CÓ THỂ GẶP KHÓ KHĂN

Mía đường

Việc tham gia TPP cũng như các hiệp định thương mại khác sẽ buộc Việt Nam phải mở cửa ngành mía đường, gỡ bõ các hạn ngạch nhập khẩu. Ngành mía đường dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn do chi phí sản xuất cao hơn đáng kể so với các nước trong khu vực và thế giới. Đặc biệt trong các nước tham gia TPP có Úc – nước xuất khẩu mía đường lớn thứ 3 thế giới chi phí sản xuất khoảng 20 USD/1 tấn trong khi ở Việt Nam là khoảng 55-60 USD/1 tấn.

Dược

 Việc tham gia hiệp định TPP và các hiệp định thương mại khác sẽ làm tăng doanh số nhập khẩu thuốc của Việt Nam. Theo hiệp định TPP, thuế suất nhập khẩu sẽ giảm từ mức trung bình hiện nay khoảng 2.5% về 0%, làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường dược phẩm. Đồng thời, TPP kéo dài thời gian bảo hộ đối với thuốc bản quyền, từ đó hạn chế khả năng tiếp cận và sản xuất các loại thuốc mới của doanh nghiệp nội.

Thức ăn chăn nuôi

Giá thành thức ăn chăn nuôi hiện tại của Việt Nam cao hơn khoảng 10% so với các nước trong khu vực. Áp lực cạnh tranh sẽ gia tăng khi thuế nhập khẩu thịt bò, gà, lợn vào Việt Nam sẽ giảm từ 5% xuống còn 0%, đặc biệt là cạnh tranh các sản phẩm từ Úc và Mỹ do đâynhững nước có chi phí sản xuất thấp, năng suất lớn.


tổng hợp bc của BSC