Nhận diện yếu tố báo hiệu 'tạo đáy' ở TTCK Việt Nam

dau-hieu-tao-day-chung-khoan

Đây là các tín hiệu thường xuất hiện khi thị trường tạo đáy, qua góc nhìn thống kê đối với các trường hợp tạo đáy điển hình ở TTCK Việt Nam. tưởng chừng như đơn giản, nhưng là một bài viết rất thiết thực với nhà đầu tư, sưu tầm bài viết chia sẻ với mọi người làm tài liệu. Bài viết của a Minh Vietstock - CMT lv3.

Thị trường Việt Nam thường hay xuất hiện những đợt suy giảm mạnh bất ngờ (thrust down) và sau đó là những chu kỳ giảm điểm kéo dài. Vì vậy, việc xác định các yếu tố giúp thị trường ngừng rơi sẽ rất hữu ích đối với giới đầu tư.
Sau khi nghiên cứu các trường hợp tạo đáy điển hình ở TTCK Việt Nam, sẽ dễ dàng nhận thấy thị trường thường xuất hiện các tín hiệu sau.

(1) Tin xấu tràn ngập và lên đỉnh điểm.

 Một yếu tố mà Charles H. Dow đề cập khá nhiều trong giai đoạn bán bắt buộc và thị trường tích tụ là báo cáo tài chính của hầu hết doanh nghiệp đều cho thông tin tiêu cực. Đồng thời, các tin xấu cũng tràn ngập và lên tới đỉnh điểm.
Chúng tôi cũng nhận thấy hiện tượng tương tự ở các đợt tạo đáy trên TTCK Việt Nam.
Sự dịch chuyển của TTCK thể hiện kỳ vọng của giới đầu tư. Sự kỳ vọng này thường có xu hướng ”chạy” trước tình trạng thực tế, vì các thành viên phần đông thường nghĩ đến tương lai và triển vọng tăng trưởng hơn là các bản báo cáo về các thành tích quá khứ của công ty.
Do vậy, nguyên tắc ”Buy on Bad News” luôn được xem là một trong những phương châm đầu tư kinh điển của giới đầu tư. Khi mọi thứ đều quá xấu, nhiều khả năng đáy của thị trường sẽ lộ diện.

(2) Sự tham gia tích cực của nhà đầu tư định chế.

 Dù ở các thị trường mới nổi hay phát triển thì nhà đầu tư tổ chức luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành xu hướng. Họ thường đóng vai trò chủ đạo ở những điểm xoay chuyển xu hướng (turning point) của thị trường.
Những nhà đầu tư này, với tầm nhìn đầu tư dài hạn, sẽ cảm nhận được rằng tình hình thị trường giá xuống tuy đang bị đè nén bởi tâm lý bi quan nhưng sẽ đảo chiều trong tương lai nhờ sự hấp dẫn về mặt định giá. Họ sẵn sàng mua tất cả các cổ phiếu được chào bán bởi các nhà đầu tư đang có tâm lý bi quan.
Theo quan sát, nhà đầu tư định chế thường tăng giá chào mua từ từ một khi khối lượng cổ phiếu chào bán giảm. Điều này sẽ khiến cho thị trường hoạt động ở mức trung bình với các đợt tăng giá đợt tăng giá nhỏ. Chúng tôi cho rằng đây là đặc điểm cần chú ý vì nó khá tương đồng với giai đoạn hiện nay của thị trường Việt Nam.

(3) Bình quân lệnh mua lớn hơn Bình quân lệnh bán. 

Thông thường, trước khi hiện tượng tạo đáy diễn ra một cách rõ ràng, bình quân lệnh mua sẽ lớn hơn bình quân lệnh bán trong một khoảng thời gian tương đối lâu (thường kéo dài khoảng 2 – 3 tuần).
Đây là một dấu hiệu theo đánh giá của chúng tôi là đặc biệt quan trọng vì nó cho thấy sự chuyển biến về chất của thị trường, cho thấy bên mua (bullish group) đã bắt đầu chiếm ưu thế so với bên bán (bearish group).
Thống kê của chúng tôi cho thấy hiện tượng này đã diễn ra ở các trường hợp tạo đáy trong năm 2006, 2009, và đầu năm 2012.
Ngoài ra, nếu bình quân lệnh mua/bán càng lớn thì càng cho thấy có thể nhiều nhà đầu tư có tiềm lực tài chính lớn (nhà đầu tư định chế) có thể đang tham gia vào thị trường).

(4) Báo cáo tài chính của các công ty niêm yết vẫn xấu nhưng không xấu hơn nữa.

 Trong trường hợp các tin xấu nhất đã được công bố thì nhiều khả năng lực cầu của thị trường sẽ gia tăng trở lại mạnh và tạo thành một lực đỡ bên dưới cho giá cổ phiếu và giúp thị trường ngừng rơi.
Các trường hợp tạo đáy trong năm năm 2009 và đầu năm 2012 cho thấy rõ đặc điểm này.

(5) Thanh khoản suy giảm mạnh và tăng từ từ trở lại. 

Thanh khoản luôn được coi là tấm gương phản chiếu mức độ quan tâm của giới đầu tư đến thị trường. Thanh khoản suy giảm và cạn kiệt cho thấy tâm lý của hầu hết các thành viên thị trường đã bắt đầu chán nản.
Nếu bỗng nhiên thanh khoản sau đó tăng mạnh đột ngột thì đó khó có thể coi là dấu hiệu thị trường ngừng rơi mà thông thường chỉ là hiện tượng Dead cat bounce (là hiện tượng thị trường sau những phiên giảm sâu, giá bật tăng trở lại rồi sau đó tiếp tục xu hướng giảm điểm như cũ). Xem minh họa trong đồ thị bên dưới.
Hành động tiết cung của nhà đầu tư có thể giúp thị trường phục hồi nhẹ. Sự phục hồi này không phải do lực cầu mạnh hơn mà là do bên cung không chịu bán giá thấp hơn nữa do giá cổ phiếu đã xuống đến mức thấp quá mức. Đây không phải là một dạng tín hiệu mua bán mà là một tín hiệu cảnh báo rằng thị trường sắp ngừng lại đà điều chỉnh và đạt đáy.
Nhận thấy thanh khoản tăng trưởng một cách từ từ thường sẽ giúp thị trường tạo đáy vững chắc hơn.
Sau đây là thống kê các trường hợp tạo đáy trong quá khứ trên phương diện thanh khoản (có lưu ý cả những trường hợp Dead cat bounce).

(6)  Phân kỳ của nhóm momentum. 

Khi các chỉ số thuộc nhóm dao động (momentum) xuống thấp đến mức gần như tối đa và duy trì trong một giai đoạn dài thì cần phải xem xét đến khả năng giá có thể chuyển sang giai đoạn tích lũy và giằng co.
Sự tích lũy dồn nén quá lâu trong vùng oversold sẽ có thể dẫn đến một sự phục hồi mạnh thông qua việc hình thành các phân kỳ giá lên (bullish divergence). Các phân kỳ này sẽ có độ tin cậy càng cao khi chúng nằm gần hoặc bên trong vùng oversold.
source: vietstock

Theo dõi góc nhìn đầu tư mới nhất

* indicates required