cach-choi-chung-khoan

Thống kê các phong cách đầu tư thường thấy nhất trên thị trường hiện nay.... những sai lầm lập đi lập lại qua năm tháng. Bài viết không phải của tác giả blog, cũng không rõ tác giả chính là ai. Chỉ mạng phép được chia sẻ để người đọc có thêm góc nhìn khách quan, đa chiều. Không nhằm mục đích "thể hiện" hoặc "chỉ trích" trader nào...
----------------------------------------
Nếu bạn muốn tìm hiểu chứng khoán bài bản?:

7 sai lầm phổ biến trong đầu tư

1. Quan niệm rằng mua và nắm giữ chứng khoán trong một thời gian dài thì chứng khoán sẽ tăng giá

sai-lam-khi-dau-tu-chung-khoan-dai-han

Mua và nắm giữ chứng khoán là một chiến lược đúng, nhưng đừng thực hiện điều đó một cách mù quáng. Cổ phiếu thường tăng giá qua thời gian, nhưng điều đó không phải luôn đúng. Không có một cổ phiếu nào luôn tăng giá trong một thời gian dài.

Bài học rút ra từ sai lầm này là bạn phải có những phân tích xem lúc nào là thời điểm thích hợp nên bán cổ phiếu. Việc xác định thời điểm tốt nhất để bán cổ phiếu được xem là khá khó khăn đối với các nhà đầu tư. Có một số dấu hiệu giúp nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán có thể nhận biết được thời điểm này như: 
1. có sự thay đổi lớn trong ban quản trị công ty; 
2. công ty đột nhiên cắt giảm cổ tức hoặc bị sụt giảm về thu nhập; 
3. khi cảm thấy thị giá cổ phiếu đã vượt qua giá trị nội tại; 
4. hoặc khi không hài lòng về danh mục đầu tư hiện tại,…

Ví dụ điển hình cho trường hợp cổ phiếu "giảm dài hạn" là nhóm cổ phiếu ngân hàng: VCB, ACB, BID, CTG,... trong suốt thời gian kéo dài từ lúc lên sàn đến 5-10 năm sau đó. Cổ phiếu ACB giảm kéo dài từ 2006 đến 2016, suốt 10 năm ròng rã:


co-phieu-acb


2. Đầu tư theo cảm tính

dau-tu-theo-cam-tinh

Khá nhiều nhà đầu tư mua cổ phiếu của một công ty bởi vì họ thích sản phẩm của công ty đó hoặc xuất phát từ thói quen mua cổ phiếu của những công ty mà mình biết tên hoặc quen thuộc với mình. Họ quan niệm rằng: “Hàng ngày bạn thường dùng sản phẩm của một công ty nào đó, vậy tại sao bạn không mua cổ phiếu của công ty này?” 

Đó có thể là một sự khởi đầu tốt nhưng điều này chưa đủ. Việc trước đây bạn đã từng làm việc ở General Motors không nhất thiết đồng nghĩa với việc mua cổ phiếu của hãng này là khoản đầu tư tốt. Có những chỗ đầu tư tốt nhất lại chính là cổ phiếu của những công ty mà chỉ mới xuất hiện trên thị trường. 
dau-tu-theo-cam-tinh

Bạn có thể chưa biết rõ lắm về những “chú lính mới” này nhưng bạn hoàn toàn có thể và cũng nên biết về chúng nếu bạn chịu bỏ ra chút ít công sức đế tìm hiểu và nghiên cứu. Bài học rút ra từ sai lầm này là phải thực hiện việc phân tích cổ phiếu một cách nghiêm túc. Điều đó có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều tiền bạc.

3. Đầu tư theo tin đồn, mách nước

đầu tư theo tin đồn

Nhiều nhà đầu tư thích kiểu mua bán cổ phiếu theo tin đồn, mách nước, và những lời khuyên của các hãng dịch vụ tư vấn. Nói một cách khác, những nhà đầu tư này sẵn sàng nghe theo thiên hạ để rồi lãng phí tiền bạc, thay vì phải tự hiểu rõ những gì mình đang làm. Hầu hết tin đồn đều không chính xác.

Đa số các nhà đầu tư không có điều kiện tiếp cận được những nguồn thông tin và dịch vụ tư vấn tốt. Mà ngay cả khi đã được tư vấn tốt, họ cũng có thể không nhận thức được vấn đề và vì vậy không làm theo. Trong khi đó, người ta lại rất dễ mất tiền vì nghe theo những lời khuyên của bạn bè hay những nhà môi giới trình độ trung bình, hoặc những hãng tư vấn thường thường bậc trung nhưng có tài ăn nói.

Bài học rút ra từ sai lầm này là hãy tự chủ trong những quyết định đầu tư của mình dựa trên cơ sở sự phân tích kỹ càng cùng với các lời khuyên từ những công ty tư vấn hay môi giới chứng khoán chuyên nghiệp.

Đơn cử rất điển hình, nhìn vào đồ thị kỹ thuật của cổ phiếu Anphanam (ALP)(đã hủy niêm yết từ 2014) với giá tăng trần liên tục từ 12.000 đồng/cổ phiếu lên 31.000 đồng/cổ phiếu rồi ngay sau đó lại rơi tự do xuống gần 10.000 đồng/cổ phiếu trong khi công ty không có thông tin quan trọng nào được công bố chính thức thì mới thấy “đội lái” đã tài tình và “ăn đủ” ra sao.
Bạn có thể đọc thêm bài viết về đội lái trong chứng khoán để hiểu thêm.

dau-tu-theo-tin-don

4. Mua những cổ phiếu có giá rẻ

mua cổ phiếu penny
Lúc đầu giá cổ phiếu của Siemen, tập đoàn điện tử hàng đầu của Đức, ở mức giá rất cao trong khi giá cổ phiếu của các hãng điện thoại di động nhỏ khác mới ra đời tại Đức lại khá thấp. Với hy vọng là các hãng điện thoại di động nhỏ sẽ phát triển mạnh, kèm theo là sự tăng giá cổ phiếu, nên nhiều nhà đầu tư đã đổ xô săn lùng cổ phiếu của những hãng này. Nhưng cuối cùng, các nhà đầu tư này không những không thu được cổ tức mà còn bị lỗ vốn do các hãng điện thoại này phá sản. Trong khi đó, những nhà đầu tư sáng suốt đầu tư vào cổ phiếu của Siemen tuy giá cao, cổ tức thấp nhưng lại rất ổn định.

Warren Buffet, cây đại thụ tại phố Wall đã từng nói: “Cách đơn giản để gặt hái thất bại là mua những chứng khoán đang liên tục giảm giá”. Quả đúng như vậy, các nhà đầu tư thường nghĩ rằng họ đã có lợi nhuận lớn với việc mua 1.000 cổ phiếu với giá 1 USD/cổ phiếu thay vì mua 50 cổ phiếu với giá 20 USD/cổ phiếu. Lý do họ đưa ra là nếu cổ phiếu tăng thêm 1 USD, họ đã kiếm được khoản lời gấp đôi. Đúng là một tỷ lệ sinh lời 100% có thể xảy ra. Nhưng sai lầm mà các nhà đầu tư mắc phải là họ đã bỏ qua những rủi ro nội tại trong các cổ phiếu 1 USD. Họ cũng không tự hỏi chính bản thân mình xem liệu những cổ phiếu có giá thấp như thế có khả nãng tăng gấp đôi giá trị hay không? Trong nhiều trường hợp, những cổ phiếu được bán với giá rẻ đều có lý do và thường là lý do tiêu cực.

Bài học rút ra từ sai lầm này là cổ phiếu rẻ không phải lúc nào cũng tốt hơn cổ phiếu đắt. Bạn nên nghĩ về số tiền mà mình đầu tư hơn là nghĩ về giá cổ phiếu mà bạn có thể mua được. Giá rẻ thường rất hấp dẫn nhưng đằng sau nó là những công ty hoặc đã từng ở vị trí kém cỏi, hoặc có trục trặc gì đó trong thời gian gần đây. Ngoài ra, bạn thường phải trả hoa hồng và phụ phí nhiều hơn khi mua những chứng khoán giá rẻ, đồng thời cũng chịu nhiều rủi ro hơn bởi loại chứng khoán này dễ mất giá hơn so với những chứng khoán giá cao. Bạn nên mua những cổ phiếu tốt trên cơ sở sự phân tích mức giá phù hợp.

Lấy trường hợp của MTM để minh họa cho case này, cổ phiếu hành trình từ 8500d/cp về 2500d/cp sau đó hủy niêm yết... và phát hiện ra trụ sở cty chính là "tiệm bò né":
https://news.zing.vn/khoi-to-bat-tam-giam-sep-cong-ty-co-tru-so-o-quan-bo-ne-post683027.html
co-phieu-mtm

5. Không bán ra vào thời điểm thích hợp

ban-co-phieu-sai-thoi-diem

Đa số nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm thường “ngoan cố” giữ lại những chứng khoán đang mất giá chừng nào họ cho rằng những tổn thất mà họ đang gánh chịu còn chưa đáng kể và chấp nhận được. Lẽ ra, họ có lối thoát và chỉ phải chịu chút ít thua lỗ nhưng ngược lại, họ lại để cho những tình cảm cá nhân chi phối và tiếp tục chờ đợi với hy vọng mong manh là giá cổ phiếu sẽ lại lên và cuối cùng, họ đành phải chấp nhận những khoản lỗ lớn hơn nhiều.

Cũng với lối hành động tương tự, nhiều nhà đầu tư thường nhanh chóng bán đi những cổ phiếu mới lên giá để thu về những khoản lợi nhỏ mà họ cho là dễ kiếm. Cả hai cách này hoàn toàn ngược lại với quy trình đầu tư đúng đắn. Điều hài hước ở đây là nhà đầu tư sẽ bán chứng khoán để kiếm lợi sớm trong khi họ không chịu bán để giảm thua lỗ.

Bài học rút ra từ sai lầm này là đừng do dự khi bán một cổ phiếu mất giá. Bạn nên đánh giá mỗi cổ phiếu dựa trên giá trị thực của nó, hãy xem xét loại cổ phiếu nào nên giữ lại và loại cổ phiếu nào nên bán đi.

6. Mua cổ phiếu dựa trên cổ tức

Nhiều nhà đầu tư mua cổ phiếu có mức cổ tức hấp dẫn. Thực ra, tiêu chí cổ tức không quan trọng chút nào. Trên thực tế, khi một công ty nào đó trả cổ tức càng cao thì khả năng công ty đó bị suy yếu đi càng lớn bởi vì công ty phải trả lãi suất đi vay cao để bù đắp lại cho ngân quỹ đã bị hao hụt do việc trả cổ tức. Hơn nữa, chỉ cần thị giá cổ phiếu đó bị sụt trong 1 đến 2 ngày cũng có thể làm cho nhà đầu tư mất một khoản tiền tương đương số cổ tức mà mình mới được chia.

Bài học rút ra từ sai lầm này là cổ tức không phải là yếu tố quan trọng trong mỗi quyết định đầu tư. Bạn hãy cân nhắc nhiều yếu tố khác như tỷ số P/E, tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của công ty.

Bạn có thể đọc thêm kiến thức về: những ngộ nhận nguy hiểm của cổ tức, hoặc đọc thêm kiến thức về cách chơi chứng khoán cho nhà đầu tư mới để hiểu thêm.

7. Do dự trong các quyết định đầu tư

Một số nhà đầu tư thường gặp khó khăn khi phải quyết định mua hay bán. Nói cách khác, họ do dự và không thể tự chủ trong suy nghĩ. Họ cảm thấy không chắc chắn chỉ vì họ không biết rõ mình đang làm gì. Họ không có sẵn những kế hoạch, nguyên tắc quy định để tự định hướng cho mình. 
Đa số các nhà đầu tư không chịu quan sát diễn biến chứng khoán một cách khách quan. Một mặt họ luôn tự mình phân tích và quyết định nhưng mặt khác họ cũng có xu hướng dựa vào những ý kiến chủ quan trên thị trường. Chính từ đó, sự do dự đã xuất hiện khiến nhà đầu tư rối trí không biết lựa chọn quyết định nào. Và rồi khi quyết định được thì đã muộn, nhà đầu tư chịu thua lỗ do không bán kịp cổ phiếu mất giá, hoặc bỏ qua cơ hội lợi nhuận khi không sớm mua những cổ phiếu tăng trưởng.
Bạn hãy đọc qua về kinh nghiệm chơi chứng khoán tại Việt Nam, của những trader hàng đầu để hiểu thêm.

Bài học rút ra từ sai lầm này là nhà đầu tư cần có sự quyết đoán trong các quyết định đầu tư của mình. Đây là một đức tính rất cần thiết khi bạn tham gia vào cuộc chơi trên thị trường chứng khoán.

Nhìn chung, bạn nên tự mình rút ra cho bản thân những bài học kinh nghiệm cần thiết để tránh khỏi những sai lầm không đáng có. Sẽ là quá muộn nếu bạn không nhận ra rằng thị trường chứng khoán không phải là nơi kiếm tiền dễ dàng và nhàn nhã nhất. Chỉ cần một sai phạm nhỏ thôi là một nhà đầu tư cho dù “lão luyện” đến đâu cũng sẽ bị “tử hình” ngay lập tức! Sự thực là không ai “bắn chết” người mắc sai lầm cả, nhưng đối với các nhà đầu tư chuyên nghiệp thì việc bị loại khỏi cuộc chơi kinh doanh chứng khoán là một hình phạt có thể ví như nhận án tử hình.

Chu kì của một nền kinh tế và cách chọn sóng ngành

chu-ki-song-nganh-co-phieu
-----------------------------------------
Chu kỳ Kondratiev là một lý thuyết về các chy kỳ kinh tế nổi tiếng được đặt theo tên của Nikolai Dmitriyevich Kondratiev (1892 - 1938) - một nhà kinh tế học người Nga. Lý thuyết này còn được gọi dưới những cái tên như Kondratiev waves, hay Grand supercycles.
Định nghĩa trên Investopedia: https://www.investopedia.com/terms/k/kondratiev.asp
-----------------------------------------
Theo thống kê của Kondratiev cho thấy các chu kỳ kinh tế thường kéo dài từ 50 đến 60 năm: Trong đợt sóng lên của Chu kỳ đầu, mức giá hàng hóa tăng từ năm 1789 đến 1814, tức tầm khoản 25 năm; đợt sóng đi xuống được bắt đầu từ năm 1814 và kết thúc năm 1849, khoản 35 năm; như vậy Chu kỳ đầu tiên kéo dài trong 60 năm. 
Đợt sóng lên của Chu kỳ thứ hai được bắt đầu năm 1849 và kết thúc năm 1873 (24 năm); sau đó lại đi xuống từ năm 1873 và kết thúc trong năm 1896 (23 năm); Chu kỳ thứ hai kéo dài 47 năm. 
Đợt sóng lên của Chu kỳ thứ ba bắt đầu từ năm 1896 và kết thúc sau đó 24 năm, tức năm 1920; đợt sóng đi xuống ngay sau đó và kết thúc khoảng năm 1946; vậy Chu kỳ thứ ba kéo dài khoảng 50 năm. Và như thế tác giả đã dự đoán chu kỳ kinh tế của các thòi kỳ tiếp theo và cuối cùng là mùa xuân gần nhất kéo dài từ 2003 đến năm 2006 và chúng ta đang ở mùa hè dự tính kéo dài từ 2007 khỏi nguồn từ khủng hoảng tín dụng và khủng hoảng nợ, mùa hè này sẽ kết thúc vào một năm nào đó được dự tính là 2015-2019. 
Không chỉ mô tả 4 mùa tương ứng với 4 chu kỳ của nền kinh tế lớn, Kondratieff còn chỉ cho chúng ta đâu là đặc điểm kinh tế thị trường của từng chu kỳ và tiềm năng để chọn kênh đầu tư thích hợp cho từng chu kỳ này. 

Chúng ta cùng xem và kiểm chứng độ chính xác của mô hình dự đoán chu kỳ kinh tế từ năm 1789 (Mùa xuân của chu kỳ đầu tiên) cho đến năm 2020 (mùa đông của chu thứ 4). Như vậy trong lịch sử chúng ta cỏ thể thấy độ phù hợp của mô hình với thức tế là khá cao nhưng tương lai thì sao? “Mùa đông” của chúng ta kéo dài đến khi nào và lịch sử liệu có lặp lại!
chu-ki-song-nganh-co-phieu

Video diễn giải về mô hình Kondratiev

Cafechungkhoan.com sưu tầm, tổng hợp 

Theo dõi góc nhìn đầu tư mới nhất

* indicates required