Về kinh tế, Hillary nêu chi tiết chính sách kinh tế và việc làm chia nhỏ thành 17 hạng mục trong khi Trump chỉ vạch 6 điểm lớn. Trong số những điểm nóng tranh luận của 2 ứng cử viên thì có 2 điểm ảnh hưởng đến nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam (trích báo cáo BSC):

(1) Chính sách thuế và cắt giảm thuế, (2) Vấn đề TPP.

- Chính sách thuế và cắt giảm thuế: Ứng cử viện Đảng Dân chủ cam kết không tăng thuế đánh vào tầng lớp trung lưu nhưng sẽ tăng thuế đánh vào người giàu có. Trong khi Trump đề xuất cắt giảm thuế liên bang, giảm thuế thu nhập. Mục đích hạ thuế trong nước và đánh thuế cao với hàng nhập khẩu (Trung Quốc) của Trump được cho là sẽ kéo Doanh nghiệp về nước Mỹ, kích thích tăng trưởng và tạo việc làm.

Với quan điểm này việc Trump trở thành Tổng thống sẽ bất lợi cho hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ hơn là Hillary. Ước tính Trump đắc cử và thực thi kế hoạch tăng mạnh thuế nhập khẩu Mexico, Trung Quốctrục xuất 11 triệu người nhập cư trái phép thì GDP vào năm 2021 sẽ tụt khoảng 5% so với trường hợp Hillary đắc cử. Mặt khác với chính sách Hillary được nhiều chuyên gia nhận định sẽ hỗ trợ kinh tế Mỹ trong dài hạn theo ANZ.

- Vấn đề TPP: Hillary tuyên bố phản đối TPP nhưng bà là tác nhân quan trọng giúp thỏa thuận khi đang là Ngoại trưởng Mỹ. Hillary phản đối TPP vì cho rằng “không đáp ứng được những tiêu chuẩn” mà bà đặt ra. Là người từ lâu ủng hộ tự do thương mại, bà từng cam kết sửa đổi TPP và TTIP. Ứng cử viên Trump thì nhiều lần tuyên bố phản đối TPP trong chiến dịch tranh cử và cho rằng TPP chính là yếu tố giúp Trung Quốc giành được ưu thế về kinh tế trước Mỹ. Theo bình luận của các chuyên gia, Hillary phản đối TPP nhằm thu hút phiếu bầu Sanders và hạn chế sự ủng hộ của cử tri với ông Trum còn quan điểm về tự do thương mại chưa rõ ràng. Với góc nhìn này, Trump thắng cử thì TPP sẽ vô hiệu còn Hillary thì cơ hội thông qua TPP cũng rất thấp. 




Về chính trị liên quan chính sách xoay trục sang Châu Á, Hillary luôn muốn thúc đẩy chiến lược tái cân bằng Châu Á để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc và nhấn mạnh cam kết rằng Mỹ sẽ duy trì mối quan hệ gắn bó với các đồng minh.
Trump thì ngược lại cảnh báo các đồng minh như Nhật, Hàn Quốc, Đức và Arab Saudi phải đóng góp nhiều hơn cho chi phí triển khai lực lượng quân đội Mỹ hay biện pháp phòng thủ khác ở nước này. Thậm chí Trump còn khuyến khích Nhật Bản và Hàn Quốc phát triển vũ khí hạt nhân nếu Mỹ rút binh sĩ khỏi nước này. Ở góc độ hẹp hơn, Biển Hoa Đông và Biển Đông là 2 khu vực có sự tranh chấp giữa các quốc gia tuyên bố chủ quyền.

Việc Mỹ xoay trục sang Châu Á và hiện diện nhiều hơn ở các điểm nóng phần nào đang đóng vai trò cân bằng hơn cho tương quan bất đối xứng giữa Trung Quốc và các quốc gia tranh chấp, vốn có thể là mầm mống hình thành các cuộc xung đột. Do vậy, nếu ông Trump làm đúng những gì tuyên bố khi đắc cử thì Mỹ sẽ thực hiện chính sách đối ngoại xa lánh đồng minh, tự cô lập bản thân và tạo ra lỗ hổng quyền lực lớn ở châu Á - Thái Bình Dương, châm ngòi cho một cuộc cạnh tranh quyền lực trong khu vực. Vì vậy Hillary đắc cử sẽ có lợi hơn cho Việt Nam, quốc gia tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông và cũng đang tranh thủ các nguồn lực bên trong và bên ngoài để bảo vệ chủ quyền này.

Theo dõi góc nhìn đầu tư mới nhất

* indicates required