Thị trường chứng khoán, thị trường ngoại hối, thị trường vàng,...? Dù có là trader trong mảng nào, chắc hẳn cũng nhìn thấy mình đâu đó trong chuỗi các câu chuyện về nghề Trader. Cùng theo dõi chuỗi bài viết của những người đã từng giao dịch hơn 10 năm kể về góc nhìn, cách nhìn và hơn hết là lối tư duy của họ nhé.

dau-tu-chung-khoan

Nghề Trader: sau phút "thăng hoa" sẽ là "địa ngục"?

Đây là loạt bài khá "tâm huyết" của bác forexngo - chưa từng gặp tác giả, cũng không biết có phải nguồn từ chính tác giả không. Nhưng vì thấy loạt bài này viết bổ ích cho các trader đang tham gia những thị trường khắc nghiệt như vàng, FX, giờ thì có phái sinh chỉ số VN30, bitcoin. Những câu chuyện cũ, nhưng lắng đọng nhiều hồi ức của những người từng thua lỗ rất nhiều.
Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất, mình cũng xin phép được giữ nguyên, để ai xem qua có thể cảm nhận một cách hoàn chỉnh nhất mạch diễn giải của tác giả. Cũng như để tôn trọng quan điểm, góc nhìn cá nhân của tác giả

Chuyện đời, chuyện nghề...

Bản thân tôi chính thức bước vào nghiệp trader kể từ năm 2005, kể từ đó cuộc sống chuyển sang bước ngoặc mới và thay đổi nhanh chóng.
Sau 8 năm đi làm miệt mài, tích góp một số vốn và kinh nghiêm, bắt đầu khởi nghiệp năm 2000…công việc làm ăn phát đạt cho tới năm 2005, trong tay tôi có thể nói đã tạo dựng được đầy đủ nhà cửa, xe hơi, tiền bạc…một cuộc sống thật TUYỆT VỜI.

Nói về lĩnh vực tài chính nói chung, và giao dịch chứng khoán, tiền tệ, hàng hóa nói riêng….là những sở thích đam mê bắt đầu từ năm 1996. Và kể từ 1998, khi Việt nam bắt đầu có internet, tôi may mắn được tiếp cận internet và tìm tòi học hỏi về các thị trường chứng khoán, futures, options, forex thông qua mạng internet. FA & TA càng đọc, càng học…càng say mê. Ít nhất là 12h/24h tôi ngồi trên máy để đọc….suốt mấy năm liền.

Năm 2005, nghĩ là mình đã học, đã đọc và đã biết nhiều…..tôi đã mạnh dạng mở tài khoản đầu tiên (20k), sau 5 ngày…..cháy. Cay cú, nạp thêm tiền và nghĩ rằng do mình …TÂM LÝ YẾU…vì lệnh thắng nhiều hơn mà. Lần này kéo dài được gần 2 tuần, với tỷ lệ thắng thua 8/2…kết quả chỉ còn lại $2,700 trong tài khoản/ tổng số tiền $38,000.

Quyết tâm đóng tài khoản, mở tài khoản mới. đăng ký thêm những lớp học online, mua EA, mua chiến lược, mua sách….tất cả những gì có thể phục vụ cho mục đích vừa để trade thành công, vừa học để trở thành TRADER CHUYÊN NGHIỆP.

Công việc kinh doanh bỏ bê, công trình đang thực hiện bỏ bê, cơ sở sản xuất bỏ bê…giao lại toàn bộ cho nhân viên…..cho tới cuối năm 2006……số tiền vay để bỏ vào fx đã hơn 250K.

Trang trại nuôi trồng thất bại, khách hàng mất, công trình không đòi được nợ……………Bán xe, bán trang trại, thu hẹp xưởng sản xuất……..Dồn tiền tập trung vào công trình, vào sản xuất..nhưng quá muôn rồi…………..năm 2008, thật sự rơi vào khó khăn….căn nhà 300m2 trị giá hơn 10 tỷ vào cuối năm 2007……không đáng giá hơn 4 tỷ bạc năm 2009.

Bài học đắt giá từ đau thương

Kết cục do đâu? Do Fx 1 phần, nhưng hệ lụy của FX mới là lớn.
Nhưng tại sao do Fx ? chính hơn là do mình, và có thể nói sau thời gian cay cú vì thua trong fx, mong muốn gỡ lại càng nhiều càng tốt, tôi đãcố gắng tìm hiểu nguyên nhân vì sao mình thua, trong khi tỷ lệ thắng nhiều hơn?........Và sau đó tôi đã mỉm cười, không còn cay cú như lúc trước nữa……………Các biết tại sao không ? đó là tất cả do quan niệm sai lầm của mình, do tính tham lam thiếu cơ sở, do trade vô tổ chức, thiếu tính kiên nhẫn, và sau cùng và trên hết là……làm việc trong lĩnh vực đầy rủi ro mà lại thiếu kỹ năng QUẢN LÝ VỐN.

Nói đến vấn đề thế nào là nên kiên nhẫn, thế nào là nên có kỷ luật, thế nào là quản lý vốn….có lẽ đã nghe nhắc đến nhiều, trader nào cũng nghe nói và biết…..nhưng để hiểu được và áp dụng được nó là một quá trình và quá trình đó hoàn toàn liên quan tới ‘SỰ TRÃI NGHIỆM’ và từ đó mới có thể nói tới hai từ ’TÂM LÝ’ trong trading.

Và để nói rõ những vấn đề này, để các bạn có thể cùng trãi nghiệm, tôi sẽ tiếp tục phục vụ các bạn bằng những bài viết cụ thể cho từng kỹ năng mà các bạn cần phải có để thành công trong nghiệp trading(không phải làm giàu).




Đặc điểm bản thân và kiểu tradeNhận biết đặc điểm bản thân của bạn

Thành phần trader trong thị trường rất đa dạng: nam, nữ, mập, ốm, đẹp, xấu, nhanh nhẹn, chậm chạp, chuyên nghiệp, nghiệp dư …và nhiều hơn nữa.

Mỗi trader đều có đặc điểm bản thân riêng, kế hoạch làm việc, sở thích mạo hiểm, nổ lực và khả năng tài chính của riêng mình.
Một số trader có thể có vài điểm chung nào đó, nhưng phần lớn đều khác nhau. Điều quan trọng là mỗi chúng ta là một cá thể độc nhất vô nhị. Và tùy thuộc vào cá tính, sở thích cá nhân, và hoàn cảnh của bạn, cách bạn trade sẽ là một yếu tố dẫn dắt bạn tới thành công.

Để nhận ra bạn nên trade như thế nào, bạn phải tự khám phá đặc điểm bản thân của bạn trong giao dịch. Đặc điểm bản thân của bạn trong giao dịch sẽ quyết định kiểu trade và phương pháp trade phù hợp cho bạn.

Việc trade không giống như một cái áo, nó không có một kích cỡ phù hợp với nhiều người cũng như không có một kế hoạch phù hợp cho mọi trader.

Bạn hãy tự thực hiện việc đánh giá cá tính, cách hành xử, sự tự tin và cảm xúc của bạn. Bạn có tính kỷ luật không? Bạn là người không thích mạo hiểm hay là người thích mạo hiểm cao? Bạn là người do dự hay phóng khoáng? Bạn là người kiên nhẫn hay bốc đồng? Bạn thích chơi nhảy bungee hay đi tham quan viện bảo tàng?…
Một cách tuyệt vời để giúp bạn tự đánh giá bản thân là lập nhật ký giao dịch. Nó sẽ giúp bạn phân tích quá trình suy nghĩ của bạn sau khi giao dịch và xác định ưu điểm và khuyết điểm của bạn trong giao dịch. Hiểu được đặc điểm bản thân của mình là một chuyện, nhưng hiểu được đặc điểm bản thân của bạn trong giao dịch lại là một chuyện hoàn toàn khác. Nhật ký giao dịch cho phép bạn xem lại các giao dịch thắng và thua của bạn để từ đó rút ra được nguyên nhân tại sao bạn thắng hoặc thua.

Bây giờ, trước khi chúng ta đi sâu vào phân tích các kiểu giao dịch, hãy xem qua sơ lược một số trader, xem kiểu giao dịch của họ và ảnh hưởng cuộc sống của họ.

Các kiểu giao dịch

dau-tu-chung-khoan


Pete : Position Trader

Peter là một người đàn ông bận rộn với vợ, 8 con, 4 con , 3 con mèo, 02 con chuột và một con rồng komodo. Thực khó để nuôi sống một gia đình lớn như vậy, nhưng cũng may mắn vì Pete là một bác sỹ thành đạt.
Pete không thích ngồi trước máy tính cả ngày. Ông ấy thích đọc về kinh tế thế giới và có một danh sách các quốc gia mà ông ấy theo dõi các thông tin kinh tế. Pete thích “position trade”. Ông ấy chỉ trade vài giao dịch trong một năm. Thường là vào cuối năm ông ấy có thể đếm các giao dịch của mình trên một bàn tay.

Để thực hiện giao dịch, ông ấy sử dụng phân tích cơ bản. Nghĩa là ông ấy bỏ ra một hoặc 2 giờ mỗi tuần để xem các báo cáo kinh tế (như GDP, việc làm, CPI…). Sau đó ông ấy đưa ra quyết định cách giao dịch, nhưng không thực hiện tự động với các tín hiệu. Các giao dịch của Pete là long-term vì vậy lợi nhuận là rất lớn – nhưng cũng vì vậy mà stop loss cũng lớn. Mức stop loss của ông ấy thường trong khoảng từ 100-500pips trong khi đó lợi nhuận trong khoảng từ 500 – 1,000pips hoặc hơn nữa. Giao dịch của ông ấy có tỷ lệ reward/risk lớn, điều này cho phép ông ta giảm tối thiểu khi thua, nhưng trúng số khi ông ấy quyết định đúng.
Pete thực sự thích làm một “position trader” bởi vì nó cho phép ông ấy có một cuộc sống với công việc hiện tại và trách nhiệm với gia đình, Pete hầu như không có thời gian để làm “day trader”. Kiểu giao dịch của ông ấy không cần thiết phải đưa ra quyết định nhanh chóng và cho phép ông ấy chờ đợi một xu hướng dài hạn. Như một position trader, ông ấy vẫn có thể chu đáo với công việc và gia đình.

Sam : Swing Trader

Sam là một chàng trai độc thân có một quán cà phê nhỏ tại một góc phố, đó là nơi anh ta làm việc. Anh ta cũng là một trader và có thể theo dõi thị trường 1 hoặc 2 giờ mỗi ngày.
Sam thích thực hiện giao dịch trong khung thời gian ngắn hơn Pete – một position trader. Anh ta cố gắng tiên đoán giao động ngắn hạn của một cặp tiền và sẵn sàng giữ giao dịch trong vài ngày tùy thuộc vào biến động của giá. Một vài giao dịch của Sam có thể từ vài ngày đến cả tuần.
Sam dành ra một giờ mỗi ngày hoặc buổi tối để theo dõi thị trường. Nửa giờ đầu dùng cho việc đọc các thông tin kinh tế trong ngày và xem 24 giờ tới sẽ có các tin tức gì. Dựa trên thông tin tổng thể, anh ta quyết định cặp tiền sẽ xem xét biến động. Bởi vì anh ta chỉ theo dõi hai hoặc ba cặp tiền cho nên anh ta không mất nhiều thời gin để đọc các tin tức trong ngày.
Sau khi Sam đọc xong các báo cáo và tin tức kinh tế, anh ấy xác định thị trường sẽ biến động hay đứng yên trong vài ngày tới hoặc thậm chí vài tuần tới. Anh ấy mở đồ thị lên và sử dụng phân tích kỹ thuật để tìm các điểm mở và đóng giao dịch tốt nhất. Các công cụ Sam sử dụng để tìm các mức kháng cự và hỗ trợ bao gồm : các mức thoái lui Fibonacci, các kênh (chanels), các đường xu hướng, đường trung bình … Sau đó Sam đặt các order kèm với stop loss và profit target, vì vậy việc mở và đóng giao dịch sẽ hoàn toàn tự động.
Sam đã khá thành công. Anh ấy có mức thua lỗ từ 50 – 100 pips, trong khi mức thu lời trong khoảng từ 100 – 500 pips.
Sam thường kiểm tra các giao dịch của mình một hoặc hai lần mỗi ngày chỉ để đảm bảo không có sự kiện bất thường nào ảnh hưởng đến các giao dịch của anh ấy, thời gian còn lại trong ngày Sam dùng cho những công việc khác như quản lý quán cà phê, hoặc lướt internet để đọc các sách về kinh tế ...

Diona: “Day Trader”

Diona là một người rất nóng vội và cô ấy luôn luôn cảm thấy “cần phải làm việc gì đó”. Kiểu giao dịch của Diona là những giao dịch mở và đóng trong ngày. Vài ngày, cô ấy có thể chỉ giao dịch một lần. Nhưng đa số các ngày khác, cô ấy thường giao dịch vài lần trước khi thị trường đóng cửa. Diona đóng tất cả các giao dịch khi thị trường đóng cửa (5 pm. EST) hoặc khi một phiên giao dịch nào đó đóng cửa chẳng hạn như phiên giao dịch của Châu Âu hoặc Châu Á. Như một “day trader”, Diona cảm thấy cần phải có mặt suốt thời gian thị trường mở cửa bởi vì cô ấy sợ bỏ mất một cơ hội giao dịch tốt. Cô ấy không muốn mạo hiểm và sợ mất nhiều tiền trong mỗi giao dịch vì thế cô ấy sử dụng mức stop loss ít.

Diona đã mất vài năm để phát triển một chiến thuật riêng để kiếm tiền từ thị trường tài chính. Tài khoản của Diona đủ lớn để cô ấy có thể nghỉ việc và theo dõi thị trường cả ngày như hiện nay. Mặc dù Diona nắm rõ mọi tin tức trong ngày, nhưng cô ấy chủ yếu dựa vào phân tích kỹ thuật khi giao dịch. Cô ấy thường sử dụng các công cụ kỹ thuật dạng “oscillator” như MACD, RSI, Stochastic và đường trung bình, các công cụ này cho tín hiệu mở và đóng giao dịch và Diona chỉ trade theo tín hiệu. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về phân tích kĩ thuật, xem qua chuỗi video về phân tích kĩ thuật.

Hầu như mỗi ngày Diona kiếm được từ 10 – 50 pips hoặc hơn nữa trong khi mức thua lỗ tối đa chỉ khoảng từ 10 – 20 pips, nhưng thỉnh thoảng cô ấy cũng “scalp” theo thị trường. “Scalping” là một phương pháp giao dịch với lượng lớn và chỉ thu lợi vài pips (thường 5 – 10 pips). Phần lớn các giao dịch scalp của Diona chỉ kéo dài vài phút hoặc thậm chí vài giây!

Phương pháp “day trading” và “scalping” cho phép Diona thực hiện từ một đến vài giao dịch một ngày và đáp ứng nhu cầu “cần phải làm việc gì đó”. Sự tin tưởng vào hệ thống của mình (system) cho phép Diona kiên định với kế hoạch và các nguyên tắc giao dịch của mình.Cô ấy không phải quyết định nên hay không nên mở giao dịch vì đồ thị đã làm việc này cho cô ấy! Tuy nhiên, Diona biết rằng hệ thống giao dịch của mình không hoàn hảo. Diona thua hơn một nửa số giao dịch nhưng mức thu lợi trung bình gần gấp đôi mức thua lỗ. Vì thế xét về lâu dài Diona vẫn thu lợi từ thị trường. Bây giờ cô ấy có thể làm việc tại nhà, tự mình làm chỉ và có thể đi du lịch bất kỳ lúc nào.

Bạn thuộc kiểu trader nào? Hiểu chính mình rồi mới hiểu được thị trường

dau-tu-chung-khoan


Câu hỏi đầu tiên là “Bạn phải bỏ bao nhiêu thời gian để giao dịch và một giao dịch của bạn có thể kéo dài bao lâu?
Chúng ta có thể xác định các kiểu giao dịch khác nhau bằng khung thời gian. Hãy xem qua các kiểu giao dịch dưới đây và xem cái nào phù hợp với bạn :

Scalping trader

Scalper là một trader ngắn hạn, thường mở và đóng giao dịch chỉ trong vài giây. Phần lớn các broker ngăn cản kiểu giao dịch này. Kiểu giao dịch này cũng rất mạo hiểm do sử dụng lượng giao dịch lớn để kiểm lợi nhuận từ vài giá. Không dành cho những người yếu tim hoặc ít tiền.

Day traders 

Là những trader mở và đóng giao dịch trong cùng một phiên giao dịch (trading session).

Swing traders

là những trader có thể giữ giao dịch trong vài ngày.

Position trading

là những trader dài hạn, họ có thể giữ một giao dịch từ vài tuần đến vài tháng.
Câu hỏi kế tiếp “Bạn phân tích thị trường và quyết định giao dịch dựa vào cái gì?
  • Technical (phân tích kỹ thuật) – sử dụng đồ thị và các công cụ kỹ thuật để phân tích biến động giá trước đó của cặp tiền để tiên đoán biến động giá trong tương lai
  • Fundamental (phân tích cơ bản)– theo dõi và phân tích các báo cáo kinh tế và các chỉ số kinh tế như GDP, CPI, việc làm hoặc các thông tin chính trị có thể ảnh hưởng đến kinh tế và đồng tiền của một quốc gia.
Và câu hỏi cuối cùng “Bạn là một “system trader”, hay “discretionary trader”?”
  • System Trader – một system trader thực hiện mở và đóng giao dịch khi có tín hiệu từ hệ thống giao dịch của mình bao gồm các công cụ kỹ thuật. VD: nếu công cụ Stochastic cho thấy cặp tiền đang oversold thì system trader sẽ tự động mở giao dịch “buy”.
  • Discretionary trader – kiểu giao dịch này thường là các trader sử dụng cả phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản. Phân tích kỹ thuật có thể cho một tín hiệu mở giao dịch tốt, nhưng phân tích cơ bản lại cho thấy một tương lai khác cho cặp tiền đó.

Túm lại...
Thành công trong giao dịch là một việc khó khăn, mất thời gian và đôi khi cả máu, mồ hôi và nước mắt. Những người mới học làm trader cần phải xác định đúng đắn ngay từ khi bắt đầu. Người mới bắt đầu nên khởi đầu với số tiền nhỏ và luôn đánh giá các giao dịch thắng lợi cũng như thua lỗ của mình.
Như tôi đã nói từ đầu, việc giao dịch không giống như mua một cái áo. Không có một kích cỡ vừa cho mọi người. Trước khi bạn có thể thành công trong giao dịch, bạn phải mất nhiều thời gian thực tập, học được các ưu điểm cũng như khuyết điểm của bạn, và lập kế hoạch làm việc cho mình cũng như tích lũy vốn, kinh nghiệm.Hãy dành thời gian trả lời các câu hỏi và xem lại nhật ký giao dịch của bạn để xem bạn phù hợp với những tình huống nào. Sau đó bạn có thể quyết định kiểu giao dịch phù hợp cho bạn.

Những nguyên tắc sống còn, những luật lệ được đúc kết

dau-tu-chung-khoan


Trading Rule # 1: Zero - Sum Game

Đây là một thị trường mà người ta gọi là zero - sum game.
Zero là con số không. Sum là tổng số của bài toán cộng. Zero-sum game có nghĩa là tổng số (sum) tiền trong thị trường không thay đổi, không nẩy nở, hay thâu rút lại.
Nhưng trong thị trường lại có thắng thua. Sự thắng thua này có nghĩa là trong thị trường này mỗi khi có một người thắng thì cũng sẽ có một người thua. Đó là định nghĩa của hai chữ Zero-sum mà bạn thường nghe.
Người thua đó có thể là bạn, hay cũng có thể là một Central Bank của một quốc gia nào đó. Điểm chính yếu của thị trường này là con số người thua thường nhiều hơn con số người thắng.
Theo thống kê thì chỉ có 20 % là thắng và 80 % là thua. Vì số người thua nhiều hơn số người thắng cho nên số tiền mà người thắng lấy từ người thua là một số tiền rất lớn. Vì thế currency trading rất nổi tiếng trong giới trading, nhưng cũng chính vì thế mà nó rất là cut - throat (ác liệt). Muốn thành công trong thị trường này, bạn phải có một kỷ luật và một phương cách trade dành riêng cho chính mình.

Trading Rule # 2: Plan Your Trades; Trade Your Plan Lập kế hoạch trade

Nghiên cứu cho thật kỹ, rồi hãy trade. Đừng trade xong rồi mới nghiên cứu. Đây là một lỗi rất thông thường cho những người mới học trade. Đối với họ, cái hào hứng khi nhập cuộc chơi quyến rủ nhiều hơn là ngồi ngoài, dò xét, học hỏi về thị trường. Tâm lý của người trong cuộc là ai cũng muốn thắng, hay là ai cũng nghĩ đến mình sẽ thắng. Nhưng ít ai lại chịu suy nghĩ làm sao thắng. Trading trong các markets như currency, futures, options là a zero-sum game. Zero-sum game có nghĩa là phải có trong cuộc chơi này tổng số tiền của thị trường không thay đổi (zero sum). Nhưng sẽ có người thua và người thắng. Tiền của người thua đến từ túi người thắng, chứ không phải đến từ thị trường.

Trader Rule # 3 TREND xu hướng

Bài học chính của trading, trong tất cả các market, là đi theo hướng chính của thị trường đã và đang đi. Đó gọi là TREND. Trend nhiều khi có từng đợt, giống như đợt sóng. Up trend và down trend. Mỗi một đợt sóng nhiều khi kéo dài thật lâu, nhưng nhiều khi cũng thật ngắn. Không đợt sóng nào giống nhau. Công việc chính của bạn trong thị trường là dò các cơn sóng, và đi theo nó.
Đơn giản vậy thôi. Tuy nói ra thì nghe rất đơn giản, nhưng trên thực tế thì không đơn giản tí nào. Nhưng nếu bạn quyết định chọn nghề này để làm kế sinh nhai thì bạn phải ráng tìm các đợt sóng của thị trường mà đi theo, nếu bạn muốn sống còn với nó. Điều thứ nhì mà bạn nên biết là đừng bao giờ cố gắng tìm kiếm hai điểm quan trọng nhất của thị trường. Đó là hai điểm cao nhất (top) và điểm thấp nhất (bottom). Từ lúc thị trường tài chánh được trao đổi mua bán đến nay cũng ít gì hơn 100 năm. Trong khoảng thời gian dài hơn một thế kỹ này đã có không biết bao nhiêu nhân tài bỏ công, bỏ sức ra đi tìm hai cực này. Tất cả đều là vô vọng. Bạn có thể may mắn kiếm được nó một vài lần trong cuộc đời trading của mình, nhưng đừng nghĩ là bạn có thể sống trong thị trường bằng cách đi kiếm haiđiểm này. Cho nên bài học thứ 3 trong cuộc chơi, và cũng là bài học để sống còn, là đừng nên kiếm hai điểm cao nhất và thấp nhất để mua và bán. Top và bottom thường xuất hiện vào những lúc bạn không ngờ nhất, và chỉ SAU KHI xuất hiện rồi thì bạn mới biết đó là Top hay Bottom.
Thói thường của người là mua thấp bán cao. Thói thường của thị trường là không mua thấp, và cũng không bán cao. Chỉ cần mua bán khúc chính giữa thôi. Bạn làm được như thế dài hạn thì cũng đủ giàu rồi.

Trader Rule # 4 Kỹ Luật & Tự Kỷ

The most difficult task in speculation is not prediction but self - control. Successful trading is difficult and frustrating. You are the most important element in the equation for success.

Đây là một điều đúng nhất trong tất cả những điều về trading mà bạn sẽ học được. Trading quả thật không có gì khó cả nếu chỉ nhìn trên mặt của vấn đề. Ngược lại, trong chúng ta rất ít ai làm được.
Lý do tại vì sao? Câu trả lời này nằm trong mỗi chúng ta. Trading là một phản ảnh của tính tình người trong cuộc chơi. Người mới trade thường chỉ chú ý vào việc mua bán, ít khi tự suy xét về hành động mua bán của mình. Đối với họ việc mua bán sẽ là quyết định của thành công trong trading. Họ chưa biết đặt câu hỏi ngược lại. Họ chưa biết tự xét mình, tự đánh dấu hỏi về sự phân tích của mình. Họ còn suy nghĩ một chiều.
Trong quá trình trading, người trader sẽ thu thập rất nhiều kinh nghiệm cá nhân. Mỗi kinh nghiệm đó là kết quả của một bài học đau thương hay vui mừng. Kinh nghiệm này dần dà sẽ được lưu trữ trong đầu mỗi người. Dựa vào đấy, người trader lập ra cho mình một số luật lệ riêng biệt mà chỉ có cá nhân đó mới áp dụng chính xác được. Đem truyền cái này cho người khác họ sẽ ít thành công hơn. Những luật lệ này là những luật lệ mà từng cá nhân một phải theo cho thật sát. Nếu không thì sẽ thua rất mau. Những traders khác như thế nào thì tôi không biết, riêng cá nhân tôi, tôi có một số luật bất di bất dịch. Và tôi theo nó như một cái máy. Cái này giúp tôi sống còn trong bao năm tháng của trading. Nhưng không có gì trong đời là tuyệt đối, nhất là trong trading. Cho nên rất nhiều khi tôi bỏ mất cơ hội để thắng vì cái trade đó không có đưa ra signals mà tôi muốn. Những lúc đó, nó đánh một câu hỏi lớn về phương pháp của mình. Tôi có những hoài nghi về phương thức mình đã chọn. Và cũng rất nhiều lần tôi bỏ nó để trade theo cái gì mình thích, trade theo cảm tình. Nhưng dần dà thời gian qua, tôi thấy chỉ có nó là cách thức đem lại cho tôi nhiều thành công nhất.
Đọc giả của bài này phần lớn, nếu không nói là hầu hết, đều là những người mới học trade. Nhiều lắm là vài năm. Ít lắm thì vài tháng. Các bạn đang và sẽ đi trên con đường tôi đã đi qua. Đó là con đường có khá nhiều chông gai. Trên con đường này các bạn sẽ gặp những khó khăn y như tôi đã gặp. Nhưng tùy theo khả năng hấp thụ của từng người trên đoạn đường này sẽ làm bạn thành một người trader giỏi, một trader trung bình, hay tệ hơn, là một người thua. Một số lớn các bạn đọc giòng chữ này hôm nay sẽ bỏ cuộc, sẽ chọn một nghề khác. Đường vào Wall St. thênh thang lắm, nhưng rất ít kẻ đi hết đoạn đường.


Trading Rule # 5: Stop Loss Cắt lỗ

John Murphy dạy rằng không nên châm tiền vào (meeting a margin call), hay nói theo tiếng lóng của traders là THROWING MONEY AFTER BAD STOCKS. Lập luận này có nghĩa là anh đã sai khi anh mua cái stock đó rồi (stock rớt = anh sai). Nếu anh đã sai thì tại sao anh còn muốn sai thêm nữa? Đó là chủ ý của câu nói: Don't throw good money after bad stocks. Ý nghĩa của câu này cũng như cutting loss thôi. Trong trường hợp này anh không bán, nhưng broker bán dùm anh. Nhà bank chỉ cho anh mượn tiền, chứ không có đầu tư hay trade chung với anh. Thành ra, khi stock anh mà rớt thì chuyện đầu tiên nhà bank muốn làm là bảo vệ vốn họ đã bỏ ra. Khi họ thấy vốn anh mỏng dần vì stock rớt là họ kêu anh bỏ thêm vào.

Dần dần các anh thấy rằng cutloss là một hành động tối cần thiết để giữ vốn, và cũng là một việc làm CỰC KỲ khó khăn của một người traders. Người ta không ai thích cut loss cả. Họ nuôi mải hy vọng. Thậm chí khi nói đến cutting loss là người quạu liền. Nhưng đó là bề trái của trading. Không học cutting loss thì ĐỪNG NÊN TRADE. Thói thường của đời là thấy stocks xuống thì mong cho nó lên. Cutting loss thì sợ mất nó. Hôm nay stock rớt xuống còn bao nhiêu đó. Cutting loss ngay bây giờ thì anh biết chắc chắn là anh còn bấy nhiêu đấy. Anh bình an trong nhức buốt của cái thua. Nhưng điều anh còn là mạng sống. Cuộc chơi vẫn còn đối với anh. Không cut loss ngồi đó liếm hoài vết thương. Mỗi khi stock rớt xuống thêm thì vốn càng teo lại hơn nữa. 
Thói đời thường là lúc cần cut ngay thì người ta chần chừ. Nhưng đến lúc quá mệt mỏi vì áp lực tâm lý hay đến lúc cạn kiệt thì họ mới cut. Lúc đó lại là lúc nên mua, vì đó lại là bottom. Đời nó có cái quái đản thế đó. Và dường như nó chỉ xảy ra với mình mà thôi !!!.Tâm trạng này ai cũng có qua hết. Không ít thì nhiều. Chú nào nói chưa có là xạo, hay chưa nếm đủ hương vị "ngọt ngào" của trading. Bởi thế tại sao người ta đặt một số % nhất định khi bước vào. Trật là ra không hối tiếc. Làm một vài lần sẽ quen thôi. Quen rồi, nhớ lại lúc xưa sao mình dể sợ. Cứ ôm hoài một niềm đau nhức buốt của trading.

Never Cancel a stop loss order after you have placed it!
Đừng bao giờ hủy bỏ một stop loss order sau khi bạn đã đặt xong. Thông thường thì người mới học trade chưa biết xài stop loss. Họ mua xong rồi bỏ đó. Nếu thấy nó xuống thì lo. Nó lên thì mừng. Nếu nó xuống quá nhiều thì đành chịu vậy. Giai đoạn thứ nhì là tập đặt stop loss. Nhưng rồi khi thấy stocks xuống nhiều quá, họ lại dời stop loss xuống một mức thấp hơn hay có thể hủy bỏ stop loss order luôn.
Trading thì không ai muốn thua, nhưng muốn thành công trong trading thì phải chấp nhận rằng THUA là một điều phải có. Không thể nào tránh khỏi được. Điều mình có thể làm khi thua là giảm bớt nó đi. Và phương cách giảm bớt cái thua là stop loss. Và nếu hủy bỏ stop loss thì cái thua sẽ tăng. Một điều mà các bạn nên nhớ rằng là thị trường nó không biết bạn đang thua. Với một hướng đi hiện tại mà nó đang đi (lên/xuống) là kết quả của một lối suy nghĩ của tất cả các người trong cuộc chơi gom lại. Chừng nào họ thay đổi lối suy nghĩ về thị trường hiện tại thì hướng đi của giá mới thay đổi theo. Bằng không thì nó vẫn sẽ đi theo hướng đi hiện tại. Bạn hay bất cứ một người nào khác không thể nào tiên đoán được KHI nào người ta sẽ thay đổi cái nhìn về thị trường, và giá sẽ thay đổi theo. Vì thế phương pháp tự bảo vệ mình là một stop loss.


Trading Rule # 6: Buy High & Sell Low Mua giá cao, bán giá thấp

Successful traders are not afraid to buy high and sell low:
Đây là một loại momentum trading rất thịnh hành vào những năm trước 2000 ở Hoa Kỳ. Châm ngôn này đúng nhiều hơn sai, nhưng không hẳn là hoàn toàn chính xác. Theo thiển ý của tôi thì hai chữ “buy high” này là thế nào? Buy khi stock hay currency đang lên cao hơn điểm 52-week high, hay là cao hơn một điểm nào đó? Theo kinh nghiệm riêng của tôi thì khi buy high bạn phải xác định lại cái trend của thị trường. Trend càng dài, càng lâu, và đặc biệt nhứt là càng vững. Vững ở đây có nghĩa là chiều dài của trend (6 tháng, 1 năm chẳng hạn) không có giao động nhiều. Nó đi một đường tương đối thẳng thì đó là một dấu hiệu tốt và nên mua cho dù giá có cao hơn lúc trước. Kinh nghiệm cá nhân của tôi trong định luật này là thị trường oil của gần 2 năm về trước khi oil lên đến 40/barrel. Lúc ấy 40/barrel là một điều không tưởng được vì chỉ 3 năm trước thôi, nó còn giá 15-20. Nhưng nếu nhìn cái chiều dài của cái trend thì thấy nó đi một lằn thẳng. Slop (độ cao) và thời gian dài của trend là tôi yên tâm là nó sẽ đi lên nữa. Đây chỉ là kinh nghiệm cá nhân. Các bạn phải thực hành mới có được kinh nghiệm cho cá nhân. Xài kinh nghiệm người khác chỉ là phụ thôi. Trading rất là personal. Kiểu trade của một người khó mà áp dụng cho người khác được.

Sell Low: Cái này tương đối khó hơn buy high. Lý do là phần đông những ai lọt vào vị trí này thường là đang lổ. Và bán lổ là một điều ít ai thích làm. Người ta mong sao cho stock hay đồng tiền mình vừa mua lên lại để họ có cơ hội bán ra để tránh lổ, hay để giảm cái lổ đi. Tuy nhiên, thị trường rất ít khi làm vừa lòng người. Lúc mình cần nó “cứu bồ” thì nó thường đi xuống luôn, làm cho mình càng thêm tuyệt vọng. Trong chúng ta ai có tí kinh nghiệm xương máu trong trò chơi này đều có cảm giác tuyệt vọng như trên một vài lần trong đời trading. Ngoài ra, một trong những lý do mà người ta khó bán thấp là để giảm cái thua là vì người ta luôn “nhìn ngược dòng thời gian” để biện minh cho sự kiện giá cả của hôm nay. Họ nghĩ rằng giá của hôm nay so với giá của mấy ngày trước quả là “thấp” lắm rùi. Stocks hay đồng tiền vừa mua sẽ khó xuống thêm nữa. Đâu ai biết được rằng vài ngày sau đó thì giá sẽ thấp hơn giá bây giờ luôn. Kinh nghiệm này trong chúng ta ai cũng có, và rất ít người tránh được lúc ban đầu. Selling low là một nghệ thuật, thường đòi hỏi một kỷ luật nghiêm chỉnh mới có thể thực hành được. Theo thiển ý của tôi thì nó còn khó hơn là BUY HIGH nhiều lắm.

Hết phần 1
Phần 2 (Updating): Những kiểu "chết" thường gặp...
đọc thêm: 48 giờ làm việc của 1 trader phố Wall

Theo dõi góc nhìn đầu tư mới nhất

* indicates required